Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

Lịch sử của mực khô

Mực khô là món ăn phổ biến tại các nước Châu Á, Nga, đảo Hawai'i. Mực khô thường được làm từ mực ống hoặc mực nang sau khi làm sạch và phơi nắng, từ xa xưa con người đã coi mực khô như là 1 món hải sản phục vụ cho những bữa ăn nhẹ. Tại Việt Nam, mực khô được coi là món ăn hoàn hảo khi kết hợp với bia thế nên mới có câu nói vui rằng "Trăm năm bia đá cũng mòn - Ngàn năm bia mực vẫn còn trơ trơ".

Lịch sử và nguồn gốc
Trong lịch sử mực sống phổ biến ở vùng ven biển Thái Bình Dương của Đông Á và Đông Nam Á. Mực khô được ghi nhận bắt đầu được bán phổ biến & có người tiêu dùng thường xuyên từ năm 1970 tại Hong Kong. Mực xé nhỏ được gói trong những bịch nhỏ và bán kèm những bịch bánh quy tại MaCau. Ở Việt Nam mực khô được coi là 1 món ăn nhẹ, mực khô thường được bọc trong 1 túi nilon và bày bán nhiều tại các cửa hàng đồ khô hoặc tại các điểm du lịch biển. Tại Nhật Bản mực khô được biết đến qua tên gọi Otsumami ( Snack mực khô ăn kèm trong khi uống rượu ) trong khi đó ẩm thực Hàn Quốc biết đến mực khô là Anju ( thức ăn trong khi uống rượu ) và  Banchan ( Món ăn nhẹ ). Món Ojingeochae Bokkeum nổi tiếng tại Hàn Quốc bao gồm mực khô xé nhỏ tẩm gia vị rồi xào với ớt bột, tỏi,..

Mực khô Hạ Long được chế biến như thế nào?
Sau khi đánh bắt mực xong mực được thực hiện tuần tự các bước sau
1. Phân loại mực theo kích thước ( nhỏ, vừa, lớn ) kích thước nhỏ khoảng 20-25 cm, loại trung bình khoảng 26-35 cm, loại lớn từ 36-45 cm
2. Làm sạch thủ công bằng cách loại bỏ mắt, miệng, da,... bằng nước biển
3. Lấy sạch ruột mực
4. Phơi mực sau khi đã làm sạch lên những phên bằng tre dưới ánh nắng mặt trời từ 8h sáng đến 3h chiều
5. Thu mực đã phơi và để trong bóng râm 1 giờ
6. Phơi tiếp 1 tiếng nữa, từ 16h đến 17h. Không phơi lâu hơn vì mực dễ bị dính vào phên
7. Thu mực về để chuẩn bị phơi tiếp vào ngày hôm sau
8. Dùng chai lăn qua lăn lại trên từng con mực để thân & râu mực phẳng, không bị cong lại
9. Phơi tiếp cho đến khi mực trở nên khô và cứng là được
10. Đóng gói thành từng túi 1kg hoặc theo yêu cầu khách hàng




Thành phần dinh dưỡng trong 100g ăn được của mực khô: 291 calo, 32,6g nước, 60,1g chất đạm, 4,5g chất béo, 2,5g chất đường bột, 0g chất xơ. Trong mực có chứa một số chất khoáng vi lượng rất quý như sắt, kẽm, mangan, selen... và cả hormon nam testosterone.

Một con mực khô hay khô mực đảm bảo chất lượng, thơm ngon khi đáp ứng một số yêu cầu sau:

Về màu mực: Mực khô được phơi khi còn tươi sẽ có bụng màu trắng, lưng màu hồng nhạt tự nhiên và những chấm đen mờ thể hiện đúng với da của mực, mùi không tanh hay dính ướt tay. Mực khô ngon khi nướng lên, xé ra thịt bên trong cũng hồng nhạt và dẻo, dai, không vụn. Nếu là màu trắng bệch thì dễ là mực ươn đem phơi khô.

Về bề ngoài, thân mực thẳng và mình dày: Mực khô được phơi theo 2 hình thức phơi trên phiên và phơi treo. Mực khô phơi treo thường có thân thẳng mình dày (thường mực câu được phơi kiểu này), mực khô cào thường được phơi trên phiên nên mình mỏng. Mực câu ngon hơn mực cào nên có giá cao hơn. Thân thẳng, mình dày là một trong những đặc điểm rất dễ nhận biết mực khô ngon.

Về mùi vị, mùi không tanh, khi đụng vào không thấy ướt tay. Thân mực phải khô, không lưu lại mùi tanh trên tay. Đây là đặc điểm về mực khô rất quan trọng và dễ nhận biết. Về phần đầu, đầu mực khô, mực khô ngon có đầu phải gắn liền và chắc vào thân mực, râu còn nhiều có màu trắng hồng, thẳng.




Bạn nên mua mực tại những địa chỉ mực có uy tín để đảm bảo sức khỏe. Mực khô Hạ Long - Dịch vụ tận nơi rất hân hạnh phục vụ quý khách hàng.

Mực khô Hạ Long chính gốc tại Hà Nội - địa chỉ bán hàng duy nhất tại website: thuymuc.com https://www.facebook.com/muckhohalong/

Thủy Mực | Mực khô tại Hà Nội | Món ngon từ mực khô | Mực khô | Mực nướng | Mực ngon | Mực khô Hạ Long | Bảng giá mực khô | Blog mực khô